Đào tạo
Đề cương học phần Quản trị sản xuất
ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
Tên học phần: Quản trị sản xuất (Production Management)
Mã học phần: CEMG 2911
Số tín chỉ: 3TC (36, 9)
(để học được học phần này, người học phải dành ít nhất 90 giờ chuẩn bị cá nhân)
Điều kiện học phần:
- Học phần tiên quyết: Mã HP:
- Học phần học trước: Quản trị học Mã HP:
- Học phần song hành: Mã HP:
- Điều kiện khác:
Đánh giá: - Điểm chuyên cần: 10%
- Điểm thực hành: 30%
- Điểm thi hết HP: 60%
Thang điểm: 10 sau đó quy đổi sang thang điểm chữ
Cán bộ giảng dạy học phần:
CBGD cơ hữu:
Th.S. Bùi Minh Lý
T.S. Trần Văn Trang
Th.S. Hoàng Cao Cường
Th.S. Lã Tiến Dũng
Th.S. Nguyễn Thị Thanh Tâm
Th.S. Nguyễn Ngọc Hưng
Th.S. Đào Thị Phương Mai
Th.S. Vũ Thị Như Quỳnh
CN. Trịnh Thanh Nhuần
Th.S. Nguyễn Ngọc Dương
CBGD kiêm nhiệm thường xuyên:
Th.S. Trần Kiều Trang
CB thực tế báo cáo chuyên đề:
Th.S. Phạm Văn Kiệm, Giám đốc Công ty tư vấn Quản lý HKT
Mục tiêu của học phần
- Mục tiêu chung :
Học phần cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng về quản trị sản xuất trong doanh nghiệp cũng như cách vận dụng những kiến thức này vào điều kiện thực tế của các doanh nghiệp hiện nay.
- Mục tiêu cụ thể:
Cung cấp cho người học các kiến thức và kỹ năng về Quản trị sản xuất và các lý thuyết quản trị sản xuất ; Dự báo nhu cầu sản phẩm ; Hoạch định sản xuất ;Tổ chức sản xuất, Quản trị cung ứng nguyên vật liệu và Kiểm soát chất lượng sản phẩm.
Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Quản trị sản xuất là học phần thuộc khối kiến thức ngành và chuyên ngành của chương trình đào tạo Quản trị kinh doanh tổng hợp và Quản trị nhân lực.
Học phần bao gồm các nội dung : Bản chất quản trị sản xuất; Lịch sử và xu hướng phát triển các lý thuyết quản trị sản xuất ; Dự báo nhu cầu sản phẩm và các phương pháp dự báo ; Lựa chọn thiết bị và công nghệ; Hoạch định công suất; Lựa chọn địa điểm sản xuất ; Bố trí mặt bằng sản xuất ; Lập lịch trình và điều phối sản xuất ; Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu; Xác định kích thước lô mua hàng nguyên vật liệu ; Các mô hình quản trị dự trữ nguyên vật liệu ; Kiểm soát chất lượng sản phẩm và cải tiến chất lượng sản phẩm.
Production Management module provides production concepts, principles, methods and basic tools for the organization and administration of the production process in enterprises from business forecasting product demand, choice technology, capacity planning, site selection, production layout, materials requirement planning, purchasing and storage of raw materials, production layout, production scheduling, the principles management and improved product quality.
Tài liệu tham khảo:
TLTK bắt buộc
[1] Bộ môn QTDNTM, Bài giảng Quản trị sản xuất
[2] Trần Đức Lộc và Trần Văn Phùng (2008), Quản trị sản xuất và tác nghiệp, NXB Tài chính
[3] Trương Đức Lực và Nguyễn Đình Trung (2011), Quản trị tác nghiệp, NXB Đại học kinh tế Quốc dân.
[4] Chase Richard B. (2003), Operations Management for Competitive Advantage, 9nd e., McGraw-Hill.
[5] John E. Hanke (2001), Business Forecasting, Pretice Hall, Inc.
[6] Nguyễn Thanh Liêm (2006), Quản trị sản xuất, NXB Tài chính.
TLTK khuyến khích :
[7] Đồng Thanh Phương (2005), Quản trị sản xuất và dịch vụ, NXB Thống Kê.
[8] Trương Đoàn Thể và các tác giả khác (2002), Quản trị sản xuất và tác nghiệp, NXB Thống kê.
[9] Công thông tin kinh tế Việt Nam
http://www.vnep.org.vn/vi-VN/Default.html
[10] Bộ Công Thương
http://www.moit.gov.vn/web/guest/home
Đề cương chi tiết học phần
Nội dung | Tài liệu tham khảo | |
Số TLTK | Trang | |
Mở đầu Chương 1: Tổng quan về quản trị sản xuất 1.1. Khái luận về quản trị sản xuất 1.1.1. Khái niệm sản xuất và quản trị sản xuất 1.1.2. Vai trò của quản trị sản xuất 1.1.3. Mối quan hệ giữa quản trị sản xuất với các lĩnh vực quản trị khác của DN 1.2. Lịch sử và xu hướng phát triển của lý thuyết quản trị sản xuất 1.2.1. Lịch sử phát triển các lý thuyết quản trị sản xuất 1.2.2. Xu hướng phát triển các lý thuyết quản trị sản xuất hiện đại 1.3. Các nội dung chủ yếu của Quản trị sản xuất 1.3.1. Dự báo nhu cầu sản phẩm 1.3.2. Hoạch định sản xuất 1.3.3. Tổ chức sản xuất 1.3.4. Quản trị cung ứng nguyên vật liệu 1.3.5. Kiểm soát chất lương sản phẩm | [2], [3] | [2] 5-31 [3] 7-30 |
Chương 2: Dự báo nhu cầu sản phẩm 2.1. Khái luận về dự báo nhu cầu sản phẩm 2.1.1. Khái niệm 2.1.2. Phân loại dự báo 2.1.3. Vai trò của dự báo sản phẩm đối với hoạt động SX 2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu sản phẩm 2.2. Các phương pháp dự báo 2.2.1. Phương pháp định tính 2.2.2. Phương pháp định lượng 2.3. Đo lường và kiểm soát dự báo 2.3.1. Đo lường các chỉ tiêu dự báo 2.3.1. Theo dõi và kiểm soát dự báo | [2], [3] | [2] 33-75 [3] 33-63 |
Chương 3: Hoạch định sản xuất 3.1. Lựa chọn công nghệ và thiết bị sản xuất 3.1.1. Khái niệm về công nghệ và thiết bị SX 3.1.1. Lựa chọn và lập kế hoạch công nghệ SX 3.1.3. Lập kế hoạch thiết bị SX 3.2. Hoạch định công suất 3.2.1. Khái niệm và các loại công suất 3.2.2. Các bước hoạch định công suất 3.2.3. Các phương pháp hoạch định công suất 3.3. Lựa chọn địa điểm sản xuất 3.3.1. Vai trò của địa điểm sản xuất 3.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xác định địa điểm SX 3.3.3. Phương pháp xác định địa điểm SX | [2], [3] | [2] 75-175 [3] 99-160 |
Chương 4: Tổ chức sản xuất 4.1. Bố trí mặt bằng sản xuất 4.1.1. Các kiểu bố trí mặt bằng SX 4.2.2. Các nguyên tắc bố trí thiết bị 4.2. Lập lịch trình và điều phối sản xuất 4.3.1. Sắp xếp thứ tự tối ưu trong sản xuất 4.3.2. Phương pháp biểu đồ Gantt 4.3.3. Phương pháp PERT/CPM | [2], [3] | [2] 307-351 [3] 171 -200 |
Chương 5. Quản trị cung ứng nguyên vật liệu 5.1. Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP) 5.1.1. Khái niệm và vai trò của MRP 5.1.2. Các yêu cầu trong ứng dụng MRP 5.1.3. Mô hình hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu MRP 5.2. Xác định kích thước lô hàng nguyên vật liệu 5.2.1. Mua theo nhu cầu 5.2.2. Mua hàng kinh tế 5.2.3. Đặt hàng cố định theo từng giai đoạn 5.3. Các mô hình quản trị dự trữ nguyên vật liệu 5.3.1. Kỹ thuật phân loại ABC 5.3.2. Mô hình JIT (Just-in-time) 5.3.3. Mô hình đặt hàng kinh tế EOQ 5.3.4. Mô hình đặt hàng sản xuất POQ | [2] | [2] 269-304 [3] 231-255 |
Chương 6. Kiểm soát chất lượng sản phẩm 6.1. Khái quát về kiểm soát chất lượng sản phẩm 6.1.1. Khái niệm về chất lượng sản phẩm và kiểm soát chất lượng sản phẩm 6.1.2 Vị trí của kiểm soát chất lượng sản phẩm trong hệ thống quản lý chất lượng 6.1.3. Các loại hình kiểm soát chất lượng sản phẩm 6.2. Quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm 6.2.1. Lập kế hoạch kiểm soát chất lượng sản phẩm 6.2.2. Thực thi kế hoạch kiểm soát chất lượng sản phẩm 6.2.3. Đánh giá và hành động khắc phục 6.3. Cải tiến chất lượng sản phẩm 6.3.1. Sự cần thiết cải tiến chất lượng sản phẩm 6.3.2. Các phương pháp cải tiến chất lượng sản phẩm | [2], [6] | [2] 405-455 [3] 361-393 |
Phân bổ thời gian:
TT | Chương | Tổng số (tiết) | Lý thuyết | Bài tập/thực hành/thí nghiệm/thảo luận |
1 | Chương 1 | 5 | 5 | |
2 | Chương 2 | 7 | 6 | |
3 | Chương 3 | 8 | 6 | |
4 | Chương 4 | 8 | 6 | |
5 | Chương 5 | 9 | 7 | |
6 | Chương 6 | 7 | 6 | |
7 | Kiểm tra | 2 | ||
Thực hành, bài tập, thảo luận | 7 | |||
Tổng | 45 | 36 | 9 |
Đề cương đã được thông qua Hội đồng khoa ngày 27 tháng 09 năm 2012
CHỦ TỊCH HĐ KHOA TRƯỞNG BỘ MÔN
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
HIỆU TRƯỞNG
Duyệt