Đào tạo

Đề cương các học phần

Đề cương học phần Chiến lược kinh doanh quốc tế

24/11/2015
 ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ

 

1. Tên học phần: Chiến lược kinh doanh quốc tế (CLKDQT)

    Tên tiếng Anh: International Business Strategy

2. Mã số môn học: SMGM 1011

3. Số tín chỉ: 3 (36,9)

     (để học được học phần này, người học phải dành ít nhất 90 giờ chuẩn bị cá nhân)

4. Điều kiện học phần:

- Học phần tiên quyết:                                               Mã HP:

- Học phần học trước: Quản trị chiến lược            Mã HP: SMGM 0111

- Học phần song hành:                                               Mã HP:

- Điều kiện khác:

5. Đánh giá: 

- Điểm chuyên cần: 10%

- Điểm thực hành: 30%

- Điểm thi hết HP: 60%

6. Thang điểm: 10 sau đó quy đổi sang thang điểm chữ

7. Cán bộ giảng dạy học phần:

7.1. CBGD cơ hữu:

1. TS Nguyễn Hoàng Việt

2. NCS Đỗ Thị Bình

3. Đào Lê Đức

4. Vũ Thị Thùy Linh

5. Ths Lưu Thị Thùy Dương

6. Ths Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt

7.2. CBGD kiêm nhiệm thường xuyên:

7.3. CB thực tế báo cáo chuyên đề:

1. Ths Đặng Xuân Trường - Giám đốc Công ty may Thăng Long

2. MBA Nguyễn Việt Cường - Phòng Phân tích thị trường - Agribank

8. Mục tiêu của học phần:

Mục tiêu chung:  Học phần cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng quản trị chiến lược trong điều kiện môi trường kinh doanh quốc tế để định hướng quá trình hoạch định, triển khai và kiểm tra & đánh giá các CLKDQT.

Mục tiêu cụ thể:

+ Cung cấp những kiến thức căn bản về môi trường kinh doanh quốc tế có ảnh hưởng và làm điều kiện đến QTCLKD của DN.

+ Cung cấp các kỹ năng và phương pháp hoạch định, tổ chức triển khai và đánh giá CLKDQT của DN.

9.                  Mô tả vắn tắt nội dung môn học:

Học phần CLKDQT là học phần chuyên ngành của ngành QTKD; bao gồm những nội dung kiến thức căn bản về QTCLKDQT và vận dụng thực tiễn của DN trong kinh doanh quốc tế nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng, bao gồm: khái niệm và nguyên lý căn bản của CLKDQT; các vấn đề về hoạch định, triển khai và kiểm tra & đánh giá CLKDQT và sự vận dụng thực tiễn trong hoạt động xuất nhập khẩu cũng như các vấn đề mang tính thời sự trong QTCLKD xuất nhập khẩu của các DN Việt Nam.

This unit of study gives students basic knowledge of strategic management and realities of international business in general and of import – export in particular, including: concepts and basic principles of international business strategy; issues in planning, implementation and test & assessment of international business strategy and application of import-export as well as topical issues in managing international strategy of Vietnamese enterprise.  

10.             Tài liệu tham khảo:

10.1. TLTK bắt buộc:

[1]. Bộ môn Quản trị chiến lược, Tập bài giảng Chiến lược kinh doanh quốc tế - ĐHTM

[2]. Nguyễn Bách Khoa (2004), Chiến Lược Kinh Doanh Quốc Tế, NXB Thống kê, HN

[3]. Cavusgil & Knight & Riesenberger (2008), International Business: Strategy, Management and the New Realities, NXB Pearson International, USA.

10.2. TLTK khuyến khích:

[4]. GS.TS Nguyễn Bách Khoa (2004), Chính sách thương mại về xuất nhập khẩu đối với các sản phẩm nông nghiệp, NXB Thống kê, HN.

[5]. Philippe Lasserre (2008), Global Strategic Management, PALGRAVE MAC MILLAN Publisher, USA.

[6]. M. Hitt & D. Ireland (2008), Strategic Management: Competitiveness and Glabalizationt, NXB Thomson, USA.

[7]. M. E Porter (2008), Lợi thế cạnh tranh, NXB Thống Kê, HN

[8]. T. L. Friedman (2005), Thế giới phẳng: Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ 21, NXB Trẻ, VN

Websites:

www.internationalbusinessstrategies.com

www.saigontimes.com.vn/tbktsg

11.             Đề cương chi tiết học phần:

Nội dung

Tài liệu tham khảo

Số TLTK

Trang

Chương 1. Tổng quan về chiến lược kinh doanh quốc tế

1.1. Quản trị chiến lược kinh doanh quốc tế

1.1.1. Các động cơ quốc tế hóa của DN

1.1.2. Lợi thế cạnh tranh quốc gia và quốc tế

1.1.3. Khái niệm và các nhân tố cấu thành chiến lược kinh doanh quốc tế của DN

1.2. Các giai đoạn quốc tế hóa của DN

1.2.1. Bước đầu xâm nhập thị trường nước ngoài

1.2.2. Mở rộng thị trường địa phương

1.2.3. Hợp lý hóa toàn cầu

[1]

[2]

[3]

[7]

6-16

11-18

8-21

14-19

Chương 2. Phân tích môi trường bên ngoài của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế

2.1. Tổng quan về môi trường kinh doanh quốc tế

2.2. Phân tích môi trường vĩ mô trong kinh doanh quốc tế

2.2.1. Môi trường văn hóa - xã hội trong kinh doanh quốc tế

2.2.2. Môi trường pháp luật trong kinh doanh quốc tế

2.2.3. Môi trường tài chính và tiền tệ quốc tế

2.3. Phân tích ngành và cạnh tranh trong kinh doanh quốc tế

2.3.1. Mô hình chu kỳ sống của ngành

2.3.2. Phân tích cạnh tranh trong ngành kinh doanh quốc tế

2.4. Xu hướng hội nhập kinh tế khu vực

2.4.1. Hợp tác kinh tế khu vực

2.4.2. Các nhân tố thành công trong hội nhập quốc tế

2.5. Phân tích các khu vực thị trường mới nổi

2.5.1. Phân tích các nền kinh tế

2.5.2. Phân tích các thị trường mới nổi

2.5.3. Nhận dạng thời cơ và thách thức

[1]

[2]

[3]

[5]

 

17-31

22-36

31-55

18-33

Chương 3. Phân tích môi trường bên trong của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế

3.1. Phân tích chuỗi giá trị của DN kinh doanh quốc tế

3.1.1. Mô hình chuỗi giá trị của DN kinh doanh quốc tế

3.1.2. Dịch chuyển nguồn lực trong kinh doanh quốc tế

3.2. Đánh giá năng lực quốc tế hóa của DN

3.2.1. Đánh giá khả năng thích nghi của sản phẩm, dịch vụ

3.2.2. Đánh giá thị trường mục tiêu

3.2.3. Đánh giá tiềm năng ngành kinh doanh

3.2.4. Đánh giá các đối tác kinh doanh nước ngoài

[1]

[3]

[6]

 

32-46

15-36

32-48

Chương 4. Hoạch định chiến lược kinh doanh quốc tế

4.1. Khung hội nhập toàn cầu / thích ứng địa phương

4.1.1. Mô hình khung hội nhập toàn cầu/thích ứng địa phương

4.1.2. Phân tích khung hội nhập toàn cầu/thích ứng địa phương

4.2. Các loại hình chiến lược kinh doanh quốc tế

4.2.1. Chiến lược xuất khẩu

4.2.2. Chiến lược đa quốc gia

4.2.3. Chiến lược toàn cầu

4.2.4. Chiến lược xuyên quốc gia

4.3. Các quyết định thâm nhập thị trường nước ngoài

4.3.1. Quyết định các mục tiêu thâm nhập

4.3.2. Quyết định phương thức thâm nhập

4.3.3. Quyết định thời điểm thâm nhập

[1]

[2]

[3]

 

48-62

32-38

68-73

 

Chương 5. Tổ chức thực thi và đánh giá chiến lược kinh doanh quốc tế

5.1. Khái niệm và nội dung thực thi chiến lược kinh doanh quốc tế

5.1.1. Khái niệm

5.1.2. Các hoạt động quản trị thực thi chiến lược kinh doanh quốc tế của DN

5.2. Quản trị marketing trong DN kinh doanh quốc tế

5.2.1. Một số đặc điểm marketing quốc tế

5.2.2. Một số chính sách marketing trong kinh doanh quốc tế

5.3. Quản trị nhân sự trong DN kinh doanh quốc tế

5.3.1. Vai trò chiến lược của quản trị nhân sự trong kinh doanh quốc tế

5.3.2. Một số chính sách nhân sự trong kinh doanh quốc tế

5.4. Phát triển cấu trúc tổ chức trong kinh doanh quốc tế

5.4.1. Các loại hình cấu trúc tổ chức của công ty kinh doanh quốc tế

5.4.2. Phát triển các loại hình cấu trúc tổ chức thực thi chiến lược kinh doanh quốc tế

5.5. Phát triển văn hóa doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh quốc tế

5.5.1. Văn hóa quốc gia

5.5.2. Một số vấn đề trong phát triển văn hóa DN thích ứng với môi trường kinh doanh quốc tế

5.6. Quản trị xung đột và sự thay đổi trong môi trường kinh doanh quốc tế

5.6.1. Quản trị xung đột trong kinh doanh quốc tế

5.6.2. Quản trị sự thay đổi trong kinh doanh quốc tế

5.7. Đánh giá chiến lược kinh doanh quốc tế

5.7.1. Quy trình đánh giá chiến lược kinh doanh quốc tế

5.7.2. Các tiêu chí đánh giá chiến lược kinh doanh quốc tế

[1]

[2]

[3]

[5]

 

63-75

41-68

82-102

52-81

 

Phân bổ thời gian:

TT

Chương

Tổng số

(tiết)

 thuyết

BT /

TL

1

Chương 1.

6

6

 

2

Chương 2.

6

6

 

3

Chương 3.

6

6

 

4

Chương 4.

9

9

 

5

Chương 5.

9

9

 

6

Thảo luận (2 bài KT)

 

 

9

7

Tổng

45

36

9

Đề cương đã được thông qua Hội đồng khoa ngày      tháng      năm 2012

  CHỦ TỊCH HĐ KHOA                                                            TRƯỞNG BỘ MÔN

                                                                                                                      

 HIỆU TRƯỞNG

 Duyệt