Hoạt động khoa học

Hoạt động khoa học

Tọa đàm "Xếp hạng đại học trên thế giới và yêu cầu đối với các trường đại học Việt Nam"

11/09/2019
Chiều ngày 10/9/2019, tại phòng họp số 1 nhà I, Trường Đại học Thương mại đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề "Xếp hạng đại học trên thế giới và yêu cầu đối với các trường đại học Việt Nam" do TS Phạm Hùng Hiệp – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và thực hành giáo dục – chuyên gia về lĩnh vực quốc tế hóa giáo dục đại học, đo lường và xếp hạng khoa học là báo cáo viên. Tham dự buổi tọa đàm có PGS,TS Nguyễn Thị Bích Loan, Phó Hiệu trưởng Nhà trường; các trưởng, phó đơn vị trực thuộc trường cùng nhiều cán bộ, giảng viên quan tâm.
70155950 2179392168833138 7874390768448700416 n

Đánh giá và xếp hạng đại học đang là xu thế đang diễn ra của các quốc gia trên thế giới, với mục đích chủ yếu xuất phát từ đòi hỏi nâng cao chất lượng và tính minh bạch thông tin của các cơ sở giáo dục đại học trong bối cảnh một thế giới cạnh tranh và thay đổi nhanh chóng. Các cơ quan quản lý nhà nước thường chỉ đóng vai trò kiểm định và phân loại các cơ sở giáo dục đại học, còn xếp hạng đại học đa phần đều do các tổ chức độc lập tiến hành. Nổi bật trong số này có thể kế đến 4 hệ thống xếp hạng: Times Higher Education (THE) của Tạp chí Times, Shanghai Academic Ranking of World Universities (ARWU) của ĐH Giao thông Thượng Hải, QS Word University Ranking của Quacquarelli Symands, và Webometrics Ranking Web of Universities của phòng thí nghiệm Cybermetrics.

Ở Việt Nam, việc đánh giá và xếp hạng đại học cũng đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, với lần đầu tiên được đề cập đến là trong Nghị định số 73/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 8/9/2015 “Quy định Tiêu chuẩn Phân tầng, Khung Xếp hạng và Tiêu chuẩn Xếp hạng Cơ sở Giáo dục Đại học”.

69709661 2179392732166415 7142867592087076864 n

Bảng xếp hạng hướng tới nhiều đối tượng khác nhau. Đối với chính phủ, nó có thể xem như một nguồn tài liệu tham chiếu nào đó trong hoạch định các chính sách về giáo dục đại học. Đối với sinh viên và phụ huynh, bảng xếp hạng có thể như một tài liệu so sánh và tham khảo hữu ích giữa các cơ sở giáo dục đại học, khi trước khi đi sâu vào lựa chọn những trường phù hợp với năng lực và sở thích để phát triển sự nghiệp. Đối với chính các cơ sở giáo dục đại học, bảng xếp hạng có thể được coi như một lăng kính giúp các trường tự đánh giá lại những mặt mạnh và yếu của mình trong tương quan với các cơ sở khác, để từ đó góp phần nâng cao tính minh bạch, cải thiện hơn nữa năng lực theo hướng tiệm cận các chuẩn mực quốc tế.

70394434 2179392592166429 1879764214587850752 n
 
69828716 2179392208833134 6448320119889199104 n

Tọa đàm "Xếp hạng đại học trên thế giới và yêu cầu đối với các trường đại học Việt Nam" xoay quanh các nội dung chính bao gồm: Sự ra đời của các bảng xếp hạng đại học; Động cơ tham gia vào các xếp hạng đại học của các bên liên quan: nhà nước, xã hội và trường đại học; Hai loại xếp hạng đại học: phân hạng (ranking) và xếp loại (rating); Giới thiệu một số bảng xếp hạng toàn cầu hiện nay: Giao thông Thượng Hải, Webometrics, THE và QS; Xếp hạng đại học ở Việt Nam trong những năm qua; Các trường ĐH Việt Nam cần chuẩn bị gì cho việc xếp hạng.

Tọa đàm được tổ chức với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường năng lực hội nhập quốc tế, đồng thời cũng để Nhà trường chủ động chuẩn bị các điều kiện, nguồn lực cần thiết để từng bước tham gia vào các bảng xếp hạng đại học trong nước và quốc tế. Đây cũng là là diễn đàn khoa học để các đơn vị trong Trường có được tư duy, tiếp cận khoa học và chuẩn bị các điều kiện, nguồn lực cần thiết về xếp hạng đại học.

69824363 2179392668833088 8499280794592739328 n