Các tổ chức đoàn thể Nhà trường
Công đoàn
TỌA ĐÀM CÔNG ĐOÀN KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng/khai thác hiệu quả các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 trong giảng dạy
Hưởng ứng và thực hiện kế hoạch tổ chức phong trào thi đua “Công đoàn với phong trào lao động sáng tạo, nghiên cứu khoa học” do Công đoàn trường Đại học Thương mại phát động và tổ chức năm học 2021- 2022, công đoàn khoa Lý luận chính trị đã phát động phong trào đến tất cả các công đoàn viên trong khoa. Sau một thời gian phong trào thi đua được phát động và thực hiện, công đoàn khoa đã nhận được 24 bài viết của 24/24 công đoàn viên trong khoa.
Bài viết của các công đoàn viên được chuyển đến các thành viên trong Ban chấp hành công đoàn và một số công đoàn viên có kinh nghiệm để rà soát, góp ý và chỉnh sửa về nội dung cũng như hình thức, sau đó tập hợp thành kỷ yếu.
Sau khi đã hoàn tất các khâu chuẩn bị, đề xuất công đoàn viên báo cáo tham luận tại Tọa đàm, công đoàn khoa Lý luận chính trị đăng ký tọa đàm với công đoàn Trường và tiến hành tổ chức Tọa đàm ngày ngày 26 tháng 4 năm 2022 với sự tham dự của TS. Vũ Thị Hồng Phượng đại diện công đoàn Trường và 22 công đoàn viên của Khoa.
Tọa đàm diễn ra nghiêm túc, sôi nổi với 3 tham luận được đại diện trình bày từ các giảng viên/công đoàn viên có kinh nghiệm giảnh dạy và một số giảng viên trẻ.
(1). TS. Hoàng Thị Thắm – Bộ môn Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam trình bày tham luận “ Sử dụng các ứng dụng tạo trò chơi trong giảng dạy trực tuyến”;
(2). Th.s. Tống Thế Sơn - Bộ môn Kinh tế chính trị trình bày tham luận “Một vài nền tảng số hỗ trợ việc giảng dạy ngày nay”;
(3). TS. Hồ Công Đức trình bày tham luận “Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả ứng dụng KHCN vào dạy học trực tuyến” cùng nhiều chia sẻ của các công đoàn viên trong Khoa từ bài viết của mình.
Các ý kiến trao đổi chia sẻ từ các tham luận cũng như một số chia sẻ kinh nghiệm của các giảng viên khác đã giúp các viên trong khoa đã nắm bắt thêm được một số cách thức, nền tảng số, công cụ giảng dạy… để sử dụng trong quá trình thiết kế bào giảng cũng như giảng dạy trên lớp. Đây là cơ hội để các giảng viên trong khoa làm cho bài giảng của mình phong phú, hấp dẫn hơn và trong quá trình giảng dạy có thể tận dụng các ứng dụng đó vừa tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên trong việc theo dõi bài giảng, nắm bắt nội dung bài giảng đồng thời giúp giảng viên đánh giá được khả năng nắm bắt bài giảng của sinh viên từ đó điều chỉnh phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp nhất.
Có thể khẳng định Tọa đàm là một hoạt động tổng kết để chia sẻ lại những kinh nghiệm mà các giảng viên/ công đoàn viên đã áp dụng, thực hiện trong quá trình giảng dạy, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh và áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tọa đàm đã góp phần mang lại cho tất cả các giảng viên/công đoàn viên trong khoa những kinh nghiệm hữu ích để có thể vận dụng trong những năm học tiếp theo.
Sau khi đã hoàn tất các khâu chuẩn bị, đề xuất công đoàn viên báo cáo tham luận tại Tọa đàm, công đoàn khoa Lý luận chính trị đăng ký tọa đàm với công đoàn Trường và tiến hành tổ chức Tọa đàm ngày ngày 26 tháng 4 năm 2022 với sự tham dự của TS. Vũ Thị Hồng Phượng đại diện công đoàn Trường và 22 công đoàn viên của Khoa.
Tọa đàm diễn ra nghiêm túc, sôi nổi với 3 tham luận được đại diện trình bày từ các giảng viên/công đoàn viên có kinh nghiệm giảnh dạy và một số giảng viên trẻ.
(1). TS. Hoàng Thị Thắm – Bộ môn Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam trình bày tham luận “ Sử dụng các ứng dụng tạo trò chơi trong giảng dạy trực tuyến”;
(2). Th.s. Tống Thế Sơn - Bộ môn Kinh tế chính trị trình bày tham luận “Một vài nền tảng số hỗ trợ việc giảng dạy ngày nay”;
(3). TS. Hồ Công Đức trình bày tham luận “Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả ứng dụng KHCN vào dạy học trực tuyến” cùng nhiều chia sẻ của các công đoàn viên trong Khoa từ bài viết của mình.
Các ý kiến trao đổi chia sẻ từ các tham luận cũng như một số chia sẻ kinh nghiệm của các giảng viên khác đã giúp các viên trong khoa đã nắm bắt thêm được một số cách thức, nền tảng số, công cụ giảng dạy… để sử dụng trong quá trình thiết kế bào giảng cũng như giảng dạy trên lớp. Đây là cơ hội để các giảng viên trong khoa làm cho bài giảng của mình phong phú, hấp dẫn hơn và trong quá trình giảng dạy có thể tận dụng các ứng dụng đó vừa tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên trong việc theo dõi bài giảng, nắm bắt nội dung bài giảng đồng thời giúp giảng viên đánh giá được khả năng nắm bắt bài giảng của sinh viên từ đó điều chỉnh phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp nhất.
Có thể khẳng định Tọa đàm là một hoạt động tổng kết để chia sẻ lại những kinh nghiệm mà các giảng viên/ công đoàn viên đã áp dụng, thực hiện trong quá trình giảng dạy, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh và áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tọa đàm đã góp phần mang lại cho tất cả các giảng viên/công đoàn viên trong khoa những kinh nghiệm hữu ích để có thể vận dụng trong những năm học tiếp theo.