Bản tin tuyển sinh
Tuyển sinh
Giới thiệu chuyên ngành Quản lý kinh tế
1. Về lịch sử đào tạo chuyên ngành Quản lý kinh tế:
Trong lịch sử phát triển của Trường, chuyên ngành Kinh tế - Kế hoạch thương nghiệp (gọi tắt là Kinh tế thương nghiệp) - tiền thân của chuyên ngành Kinh tế thương mại và Quản lý kinh tế (thuộc ngành Kinh tế) hiện nay bắt đầu đào tạo bậc đại học từ năm 1965 (từ Khoá 1) do Khoa Kinh tế thương nghiệp quản lý. Trong quá trình đổi mới tổ chức bộ máy và phát triển các chuyên ngành đào tạo của Trường, chuyên ngành Kinh tế thương nghiệp tạm dừng đào tạo từ năm 1994 đến năm 2000 (từ khoá 26 đến 34). Đến năm 2000 (từ khoá 35) chuyên ngành Kinh tế thương mại (thuộc ngành Kinh tế) được khôi phục đào tạo trở lại (theo Quyết định số 4650/ĐH của Bộ Giáo dục & Đào tạo ngày 22/05/1999 cho phép Trường Đại học Thương mại tuyển sinh trở lại chuyên ngành Kinh tế thương mại), từ năm 2016 (tức là từ Khoá 52) chuyên ngành Kinh tế thương mại được đổi thành chuyên ngành Quản lý kinh tế (thuộc ngành Kinh tế).
2. Về mục tiêu đào tạo chuyên ngành Quản lý kinh tế
Mục tiêu chung: Đào tạo cử nhân kinh tế, chuyên ngành quản lý kinh tế có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; nắm vững những kiến thức cơ bản và hiện đại về kinh tế - xã hội; có năng lực chuyên môn sâu về phân tích và quản lý kinh tế; có khả năng tiếp cận và tham gia phân tích, hoạch định chính sách, tổ chức quản lý và giải quyết các vấn đề kinh tế tại doanh nghiệp và ở các cấp độ khác nhau của nền kinh tế quốc dân.
Mục tiêu cụ thể
Về kiến thức: Chương trình cung cấp những kiến thức giáo dục đại cương cần thiết thuộc khối ngành Kinh tế. Có kiến thức nền về kinh tế - xã hội hiện đại; kiến thức chuyên sâu về kinh tế và quản lý kinh tế; có khả năng tiếp cận và tham gia phân tích và hoạch định chính sách, tổ chức quản lý và giải quyết các vấn đề kinh tế tại doanh nghiệp và ở các cấp độ khác nhau của nền kinh tế quốc dân. Có kiến thức căn bản để phát triển sang các ngành đào tạo khác và các bậc học cao hơn của trường Đại học Thương mại và các trường đại học khác khối ngành Kinh tế và Quản trị kinh doanh trong và ngoài nước.
Về kỹ năng: Có các kỹ năng như: kỹ năng thu thập thông tin, phân tích và đánh giá tác động của môi trường kinh tế - xã hội, đặc biệt là các công cụ quản lý nhà nước đến các lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế; Kỹ năng nghiên cứu và dự báo kinh tế; nghiên cứu và phân tích các vấn đề kinh tế, hiệu quả sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp; Kỹ năng phân tích, hoạch định, tổ chức và quản lý chính sách kinh tế ở các cấp độ khác nhau của nền kinh tế và tại doanh nghiệp; Kỹ năng tổng hợp, lập báo cáo các vấn đề nghiên cứu về kinh tế và quản lý kinh 2 tế ở các cấp độ khác nhau của nền kinh tế và tại doanh nghiệp; Kỹ năng sử dụng các phương pháp định lượng và định tính trong phân tích các vấn đề kinh tế và quản lý kinh tế; Các kỹ năng cơ bản về phương pháp công tác: Kỹ năng giao tiếp và truyền thông các chính sách, công cụ quản lý; kỹ năng diễn đạt vấn đề kinh tế, quản lý kinh tế bằng văn bản và thuyết trình; kỹ năng làm việc nhóm trong nghiên cứu và giải quyết các vấn đề về kinh tế và quản lý kinh tế.
Về phương pháp: Có năng lực giao tiếp và truyền thông các chính sách, công cụ quản lý; diễn đạt vấn đề kinh tế, quản lý kinh tế bằng văn bản và thuyết trình; có khả năng làm việc nhóm trong nghiên cứu và giải quyết các vấn đề về kinh tế và quản lý kinh tế.
3. Cơ hội nghề nghiệp:
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc ở các bộ phận khác nhau ở phạm vi doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước các cấp và tổ chức khác có liên quan tới phân tích, hoạch định chính sách kinh tế và quản lý kinh tế.
Trong lịch sử phát triển của Trường, chuyên ngành Kinh tế - Kế hoạch thương nghiệp (gọi tắt là Kinh tế thương nghiệp) - tiền thân của chuyên ngành Kinh tế thương mại và Quản lý kinh tế (thuộc ngành Kinh tế) hiện nay bắt đầu đào tạo bậc đại học từ năm 1965 (từ Khoá 1) do Khoa Kinh tế thương nghiệp quản lý. Trong quá trình đổi mới tổ chức bộ máy và phát triển các chuyên ngành đào tạo của Trường, chuyên ngành Kinh tế thương nghiệp tạm dừng đào tạo từ năm 1994 đến năm 2000 (từ khoá 26 đến 34). Đến năm 2000 (từ khoá 35) chuyên ngành Kinh tế thương mại (thuộc ngành Kinh tế) được khôi phục đào tạo trở lại (theo Quyết định số 4650/ĐH của Bộ Giáo dục & Đào tạo ngày 22/05/1999 cho phép Trường Đại học Thương mại tuyển sinh trở lại chuyên ngành Kinh tế thương mại), từ năm 2016 (tức là từ Khoá 52) chuyên ngành Kinh tế thương mại được đổi thành chuyên ngành Quản lý kinh tế (thuộc ngành Kinh tế).
2. Về mục tiêu đào tạo chuyên ngành Quản lý kinh tế
Mục tiêu chung: Đào tạo cử nhân kinh tế, chuyên ngành quản lý kinh tế có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; nắm vững những kiến thức cơ bản và hiện đại về kinh tế - xã hội; có năng lực chuyên môn sâu về phân tích và quản lý kinh tế; có khả năng tiếp cận và tham gia phân tích, hoạch định chính sách, tổ chức quản lý và giải quyết các vấn đề kinh tế tại doanh nghiệp và ở các cấp độ khác nhau của nền kinh tế quốc dân.
Mục tiêu cụ thể
Về kiến thức: Chương trình cung cấp những kiến thức giáo dục đại cương cần thiết thuộc khối ngành Kinh tế. Có kiến thức nền về kinh tế - xã hội hiện đại; kiến thức chuyên sâu về kinh tế và quản lý kinh tế; có khả năng tiếp cận và tham gia phân tích và hoạch định chính sách, tổ chức quản lý và giải quyết các vấn đề kinh tế tại doanh nghiệp và ở các cấp độ khác nhau của nền kinh tế quốc dân. Có kiến thức căn bản để phát triển sang các ngành đào tạo khác và các bậc học cao hơn của trường Đại học Thương mại và các trường đại học khác khối ngành Kinh tế và Quản trị kinh doanh trong và ngoài nước.
Về kỹ năng: Có các kỹ năng như: kỹ năng thu thập thông tin, phân tích và đánh giá tác động của môi trường kinh tế - xã hội, đặc biệt là các công cụ quản lý nhà nước đến các lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế; Kỹ năng nghiên cứu và dự báo kinh tế; nghiên cứu và phân tích các vấn đề kinh tế, hiệu quả sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp; Kỹ năng phân tích, hoạch định, tổ chức và quản lý chính sách kinh tế ở các cấp độ khác nhau của nền kinh tế và tại doanh nghiệp; Kỹ năng tổng hợp, lập báo cáo các vấn đề nghiên cứu về kinh tế và quản lý kinh 2 tế ở các cấp độ khác nhau của nền kinh tế và tại doanh nghiệp; Kỹ năng sử dụng các phương pháp định lượng và định tính trong phân tích các vấn đề kinh tế và quản lý kinh tế; Các kỹ năng cơ bản về phương pháp công tác: Kỹ năng giao tiếp và truyền thông các chính sách, công cụ quản lý; kỹ năng diễn đạt vấn đề kinh tế, quản lý kinh tế bằng văn bản và thuyết trình; kỹ năng làm việc nhóm trong nghiên cứu và giải quyết các vấn đề về kinh tế và quản lý kinh tế.
Về phương pháp: Có năng lực giao tiếp và truyền thông các chính sách, công cụ quản lý; diễn đạt vấn đề kinh tế, quản lý kinh tế bằng văn bản và thuyết trình; có khả năng làm việc nhóm trong nghiên cứu và giải quyết các vấn đề về kinh tế và quản lý kinh tế.
3. Cơ hội nghề nghiệp:
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc ở các bộ phận khác nhau ở phạm vi doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước các cấp và tổ chức khác có liên quan tới phân tích, hoạch định chính sách kinh tế và quản lý kinh tế.