(1) Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào tính theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (quy định đối với từng phương thức xét tuyển) sẽ được Trường thông báo ngay sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024, trên Cổng thông tin điện tử của Trường: https://tmu.edu.vn/https://tuyensinh.tmu.edu.vn/, trong đó:
  • Các phương thức xét tuyển 100, 402a, 402b, 200, 500 ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào được xác định là tổng điểm 03 (ba) bài thi/môn thi của một trong các tổ hợp xét tuyển tương ứng với ngành/chuyên ngành đăng ký, dự kiến 20 điểm;

  • Các phương thức 409, 410 ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào được xác định là tổng điểm 02 bài thi/môn thi (gồm môn Toán và môn Văn/Lý/Hóa) và điểm quy đổi chứng chỉ quốc tế (theo Bảng 1), dự kiến 20 điểm;

(2) Điều kiện điểm xét tuyển tối thiểu đối với thí sinh đăng ký xét tuyển theo phương thức 200, 410:
  • Phương thức 200: đạt điểm xét tuyển từ 25,0 trở lên.

  • Phương thức 410: đạt điểm xét tuyển từ 21,0 trở lên.

Lưu ý: Phương thức 200, 410 thí sinh được phép sử dụng tổ hợp để xét tuyển khác với tổ hợp để xét ngưỡng đầu vào nhưng phải là một trong các tổ hợp tương ứng với ngành (chương trình đào tạo) đăng ký xét tuyển.

Theo Đề án tuyển sinh đại học của Trường, thí sinh phải đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào được quy định tại mục “1.5. Ngưỡng đầu vào” trang 16 của Đề án. Cụ thể, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào tính theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Trong đó: 

  • Các phương thức xét tuyển 100, 402a, 402b, 200, 500 ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào được xác định là tổng điểm 03 (ba) bài thi/môn thi của một trong các tổ hợp xét tuyển tương ứng với ngành/chuyên ngành đăng ký, dự kiến 20 điểm;

  • Các phương thức 409, 410 ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào được xác định là tổng điểm 02 bài thi/môn thi (gồm môn Toán và môn Văn/Lý/Hóa) và điểm quy đổi chứng chỉ quốc tế (theo Bảng 1), dự kiến 20 điểm;

Như vậy tất cả thí sinh muốn đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Thương mại phải tham dự kỳ thi TN THPT năm 2024 và có đủ điểm bài thi/môn thi để xét ngưỡng đầu vào.

Chuẩn đầu vào tiếng Anh đối với sinh viên thuộc IPOP

 

Điều kiện

Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho

Việt Nam

Các chứng chỉ tiếng Anh tương đương

Điểm thi môn Tiếng Anh trong kỳ thi

tốt nghiệp THPT

IELTS

(Academics)

TOEFL IBT

TOEIC

(4 kỹ năng)

còn thời hạn

Cambridge

VSTEP

APTIS ESOL

Sinh viên đăng ký học các học phần Tiếng Anh trong IPOP

Bậc 2

3.5

40

Nghe+Đọc: 300

Nói+Viết: 120

120

Bậc 2

A2

>= 9.0

 

Lưu ý: Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL IBT theo hình thức Home Edition do các đơn vị tổ chức nước ngoài cấp sau ngày 09/9/2022 không được chấp nhận để xét chuẩn đầu vào tiếng Anh.

Trường hợp sinh viên chưa đạt chuẩn đầu vào tiếng Anh theo quy định tại Bảng trên, sinh viên phải học chương trình tiếng Anh bổ sung theo hình thức blended trên hệ thống quản lý học tập (Learning Management System - LMS) và đóng học phí chương trình tiếng Anh theo quy định của Nhà trường. Khi sinh viên đạt các học phần Tiếng Anh bổ sung sẽ đủ điều kiện học các học phần Tiếng Anh trong IPOP.

Việc học chương trình tiếng Anh bổ sung được quy định cụ thể như sau:

- Sinh viên có điểm thi môn Tiếng Anh trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ 8.0 đến dưới 9.0 điểm: học bổ sung 01 học phần (Tiếng Anh 3);

- Sinh viên có điểm thi môn Tiếng Anh trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ 7.0 đến dưới 8.0 điểm: học bổ sung 02 học phần (Tiếng Anh 2, Tiếng Anh 3);

- Sinh viên có điểm thi môn Tiếng Anh trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông dưới 7.0 điểm hoặc không có điểm thi môn Tiếng Anh trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông: học bổ sung 03 học phần (Tiếng Anh 1, Tiếng Anh 2, Tiếng Anh 3).