Chương trình đào tạo
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO | |
Chương trình đào tạo: | Thương mại quốc tế (Định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế) International Trade (International Profession Oriented Program) |
Trình độ đào tạo: | Đại học |
Ngành đào tạo: | Kinh doanh quốc tế |
Mã ngành: | 7340120 |
Chuyên ngành đào tạo: | Thương mại quốc tế/ International trade |
Ngôn ngữ đào tạo: | Tiếng Việt và Tiếng Anh |
Chương trình đào tạo định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế chuyên ngành TMQT là chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu. Mục tiêu chung của Chương trình đào tạo Thương mại quốc tế chất lượng cao là rèn luyện cho người học phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, trang bị kiến thức và các kỹ năng cần thiết để có khả năng đảm nhiệm các công việc liên quan hoạt động thương mại quốc tế của các doanh nghiệp, có khả năng làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo và nghiên cứu. |
MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Mục tiêu chung:
Chương trình đào tạo định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế chuyên ngành Thương mại quốc tế là chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp, đào tạo cử nhân Thương mại quốc tế có chất lượng cao, có phẩm chất chính trị và đạo đức kinh doanh tốt, có kiến thức đa ngành và chuyên môn tốt, có kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của các công ty đa quốc gia, có kỹ năng sử dụng tiếng Anh thành thạo trong môi trường làm việc quốc tế, có năng lực đổi mới sáng tạo, có khả năng thích ứng tốt và cạnh tranh trên thị trường lao động ở trong và ngoài nước, có khả năng nghiên cứu và học tập suốt đời, đóng góp vào sự phát triển thịnh vượng của đất nước.
Mục tiêu cụ thể:
Đào tạo cử nhân thương mại quốc tế có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có kiến thức nền tảng về xã hội, kinh tế và hội nhập quốc tế; có kiến thức đa ngành về quản trị, marketing, kế toán, tài chính – ngân hàng, về khởi sự kinh doanh, về chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, trí tuệ nhân tạo.
Đào tạo cử nhân có khả năng làm việc tại các doanh nghiệp có hoạt động thương mại quốc tế ở trong nước và ở nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia với kiến thức chuyên sâu về kinh doanh quốc tế, kinh tế quốc tế, thương mại quốc tế. Đặc biệt, đào tạo gắn với thực hành tại doanh nghiệp để người học có khả năng thực hiện các công việc như đàm phán thương mại quốc tế, thực hiện các tác nghiệp trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu/ nhập khẩu, quản trị quy trình xuất khẩu/ nhập khẩu, lập kế hoạch, tổ chức và điều hành quy trình vận chuyển và giao nhận hàng hóa xuất khẩu/ nhập khẩu, thực hiện các công việc cần thiết để làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu,…
Trang bị và rèn luyện cho người học kỹ năng sử dụng tiếng Anh trong môi trường thương mại quốc tế và các kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu của chuyên ngành Thương mại quốc tế như kỹ năng nhận diện, phân tích môi trường kinh doanh quốc tế và ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động thương mại quốc tế của doanh nghiệp; kỹ năng giải quyết các vấn đề, tình huống phát sinh trong hoạt động thương mại quốc tế; kỹ năng giao dịch, soạn thảo hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa, hợp đồng vận chuyển hàng hóa mua bán quốc tế, chuẩn bị các chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa; kỹ năng tư duy phản biện, cũng như các kỹ năng bổ trợ khác như kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng thuyết trình; kỹ năng công nghệ thông tin, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng lập luận, thuyết phục,...
Đào tạo người học thành một công dân có ý thức chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, tuân thủ các quy tắc ứng xử đạo đức nghề nghiệp và có thái độ nghiêm túc trong thực hiện nhiệm vụ, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy của cơ quan, doanh nghiệp; tự giác, có trách nhiệm đối với công việc, có tác phong làm việc khoa học, thái độ làm việc đúng mực, có khả năng sáng tạo và làm việc độc lập, tự chủ, có khả năng thích ứng với bối cảnh cách mạng công nghệ và chuyển đổi số; có khả năng học tập suốt đời.
CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Yêu cầu về kiến thức
Sinh viên tốt nghiệp CTĐT định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế chuyên ngành Thương mại quốc tế đạt chuẩn kiến thức giáo dục đại cương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có đủ kiến thức về lý luận chính trị, kinh tế, xã hội, kiến thức đa ngành và kiến thức chuyên ngành Thương mại quốc tế, bao gồm:
(PLO1): Có khả năng vận dụng kiến thức nền tảng về triết học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kinh tế chính trị, pháp luật, công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo và tiếng Anh trong việc đưa ra các quyết định giải quyết tình huống liên quan thương mại quốc tế.
(PLO2): Có khả năng vận dụng các kiến thức về Kinh tế học, Kinh tế quốc tế, Hội nhập kinh tế quốc tế để giải thích, phân tích, đánh giá diễn biến các hoạt động kinh tế, thương mại quốc tế, tác động của các biến động từ nền kinh tế trong nước và thế giới đối với hoạt động thương mại quốc tế của DN.
(PLO3): Phân tích và đánh giá được các hoạt động thương mại quốc tế của các doanh nghiệp, các tập đoàn đa quốc gia, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài; liên hệ và vận dụng được kinh nghiệm của các doanh nghiệp quốc tế cho các doanh nghiệp Việt Nam.
(PLO4): Thiết kế được kế hoạch đàm phán thương mại quốc tế, kế hoạch thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế; thiết kế được quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu/ nhập khẩu cho doanh nghiệp cụ thể; đề xuất được quyết định điều hành đối với một số tình huống phát sinh trong quy trình giao dịch, đàm phán thương mại quốc tế, quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu/ nhập khẩu, quy trình thủ tục hải quan, quy trình giao/ nhận và vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu,...
(PLO5): Vận dụng các kiến thức bổ trợ để giải quyết các vấn đề chuyên môn khác trong hoạt động thương mại quốc tế hoặc có thể phát triển chuyên môn liên thông sang các ngành đào tạo khác thuộc khối ngành kinh tế, kinh doanh và quản lý.
Yêu cầu về kỹ năng
Sinh viên tốt nghiệp CTĐT định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế chuyên ngành Thương mại quốc tế có kỹ năng chuyên nghiệp về thương mại quốc tế, bao gồm:
(PLO6): Có kỹ năng nghề nghiệp trong việc hoạch định chiến lược, kế hoạch liên quan hoạt động thương mại quốc tế như kế hoạch giao dịch và đàm phán ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, kế hoạch thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế, kế hoạch vận chuyển hàng hóa quốc tế, kế hoạch giao hàng xuất khẩu hoặc nhận hàng nhập khẩu,…
(PLO7): Có kỹ năng nghề nghiệp trong việc tổ chức quy trình, kiểm tra, giám sát các hoạt động thương mại quốc tế.
(PLO8): Có kỹ năng vận dụng đúng các quy định của pháp luật trong thương mại quốc tế để giải quyết các vấn đề có liên quan; có kỹ năng dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác.
Yêu cầu về mức độ tự chủ và trách nhiệm
Người học sau khi tốt nghiệp CTĐT định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế chuyên ngành Thương mại quốc tế có khả năng tự chủ và tự chịu trách nhiệm như sau:
(PLO9): Có tư duy phản biện, tư duy đổi mới sáng tạo, chấp nhận các giá trị khác biệt, thích nghi và ứng phó với sự thay đổi trong môi trường kinh doanh quốc tế có tác động của cách mạng công nghệ, chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo.
(PLO10): Có kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, các kỹ năng làm việc độc lập và tự chủ, có khả năng tự chịu trách nhiệm với cá nhân và trách nhiệm đối với tập thể.
(PLO11): Vận dụng được các quy tắc ứng xử đạo đức nghề nghiệp và có thái độ nghiêm túc trong thực hiện nhiệm vụ, có khả năng triển khai, thực hiện quy định của cơ quan, doanh nghiệp với tinh thần tự giác, có trách nhiệm đối với công việc được giao và trách nhiệm với cộng đồng, có tác phong làm việc khoa học, thái độ làm việc đúng mực, có ý thức tổ chức kỷ luật lao động.
(PLO 12): Có khả năng giải quyết tình huống, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, đánh giá và điều hành các hoạt động thương mại quốc tế.
(PLO13): Có khả năng học tập suốt đời và đề xuất được nội dung hoạt động trách nhiệm xã hội với cộng đồng.
Yêu cầu về ngoại ngữ và tin học
(PLO14): Đạt chuẩn Tiếng Anh trình độ bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam theo Quy định chuẩn đầu ra Tiếng Anh đối với sinh viên trình độ đại học của Trường Đại học Thương mại.
(PLO15): Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo Quy định về yêu cầu chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin đối với sinh viên trình độ đại học hệ chính quy không thuộc ngành Hệ thống thông tin quản lý của Trường Đại học Thương mại.
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO | ||||||
STT | Khối kiến thức và các học phần | Mã học phần | Ngôn ngữ giảng dạy | Số TC | Cấu trúc | |
1 | KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG |
| 48 |
| ||
1.1 | Giáo dục đại cương |
|
| 37 |
| |
1.1.1 | Các học phần bắt buộc |
|
| 34 |
| |
1 | Triết học Mác - Lê Nin | MLNP0221 | Tiếng Việt | 3 | 36,18 | |
2 | Kinh tế chính trị Mác - Lê Nin | RLCP1211 | Tiếng Việt | 2 | 24,12 | |
3 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | HCMI0111 | Tiếng Việt | 2 | 24,12 | |
4 | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | HCMI0131 | Tiếng Việt | 2 | 21,18 | |
5 | Chủ nghĩa xã hội khoa học | HCMI0121 | Tiếng Việt | 2 | 24,12 | |
6 | Pháp luật đại cương | TLAW0111 | Tiếng việt | 2 | 24,12 | |
7 | Tiếng Anh tăng cường 1.1 | ENPR7011 | Tiếng Anh | 4 | 48,24 | |
8 | Tiếng Anh tăng cường 1.2 | ENPR7111 | Tiếng Anh | 4 | 48,24 | |
9 | Tiếng Anh nâng cao 1.1 | ENTI3111 | Tiếng Anh | 5 | 60,30 | |
10 | Tiếng Anh nâng cao 1.2 | ENTI3211 | Tiếng Anh | 5 | 60,30 | |
11 | Ứng dụng công nghệ thông tin căn bản Information Technology Foundation | INFO3511 | Tiếng Việt | 3 | 36,18 | |
1.1.2 | Các học phần tự chọn |
|
| 3 |
| |
| Chọn 03 TC trong các HP sau: |
|
|
|
| |
1 | Kinh tế lượng | AMAT0411 | Tiếng Việt | 3 | 36,18 | |
2 | Giao tiếp trong kinh doanh Communication in business | EPIN0111 | Tiếng Việt | 3 | 0,90 | |
1.2 | Giáo dục thể chất |
|
| 3 |
| |
1.2.1 | Các học phần bắt buộc |
|
| 1 |
| |
| Giáo dục thể chất chung | GDTC1611 | Tiếng Việt | 1 | 12,18 | |
1.2.2 | Các học phần tự chọn |
|
| 2 |
| |
| Chọn 02 TC trong các HP sau: |
|
|
|
| |
1 | Cầu lông | GDTC0521 | Tiếng Việt | 1 | 12,18 | |
2 | Bóng chuyền | GDTC0621 | Tiếng Việt | 1 | 12,18 | |
3 | Bóng ném | GDTC0721 | Tiếng Việt | 1 | 12,18 | |
4 | Bóng bàn | GDTC1621 | Tiếng Việt | 1 | 12,18 | |
5 | Cờ vua | GDTC1721 | Tiếng Việt | 1 | 12,18 | |
6 | Bóng rổ | GDTC0821 | Tiếng Việt | 1 | 12,18 | |
1.3 | Giáo dục Quốc phòng - An ninh |
|
| 8 |
| |
2 | KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP |
|
| 83 |
| |
2.1 | Kiến thức liên ngành |
|
| 43 |
| |
2.1.1 | Các học phần bắt buộc |
|
| 28 |
| |
1 | Kinh tế học | MIEC1031 | Tiếng Anh | 3 | 36,18 | |
2 | Chuyển đổi số trong kinh doanh | PCOM1111 | Tiếng Việt | 2 | 24, 12 | |
3 | Thực tập nghề nghiệp | KDQT1011 | Tiếng Việt | 2 | 0,60 | |
4 | Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong kinh doanh Artificial Intelligence for Business | INFO3611 | Tiếng Việt | 3 | 36,18 | |
5 | Quản trị học | BMGM0531 | Tiếng Anh | 3 | 36,18 | |
6 | Marketing căn bản | BMKT3231 | Tiếng Anh | 3 | 36,18 | |
7 | Nguyên lý quản trị nhân lực | HRMG2531 | Tiếng Anh | 3 | 36,18 | |
8 | Nguyên lý kế toán | FACC0112 | Tiếng Anh | 3 | 36,18 | |
9 | Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính | EFIN2812 | Tiếng Anh | 3 | 36,18 | |
10 | Khởi sự kinh doanh | EPIN0211 | Tiếng Việt | 3 | 36,18 | |
2.1.2 | Các học phần tự chọn |
|
| 15 |
| |
| Chọn 15 TC trong các HP sau: |
|
|
|
| |
1 | Phương pháp nghiên cứu khoa học | SCRE0211 | Tiếng Việt | 3 | 36,18 | |
2 | Quản trị dịch vụ Service Management | TEMG2911 | Tiếng Việt | 3 | 36,18 | |
3 | Luật kinh tế 1 Economic law 1 | PLAW0321 | Tiếng Việt | 3 | 36,18 | |
4 | Kinh doanh quốc tế International Business | ITOM1311 | Tiếng Việt | 3 | 36,18 | |
5 | Lý thuyết kinh tế số Theory of digital economy | DECO0111 | Tiếng Việt | 3 | 36,18 | |
6 | Kinh tế quốc tế 1 International economics 1 | FECO1711 | Tiếng Việt | 3 | 36,18 | |
7 | Khoa học hàng hóa Science of merchandise | ITOM2611 | Tiếng Việt | 3 | 36,18 | |
8 | Hội nhập kinh tế quốc tế International economic integration | ITOM2011 | Tiếng Việt | 3 | 36,18 | |
9 | Kinh tế chia sẻ Sharing economy | FECO1911
| Tiếng Việt | 3 | 36,18 | |
10 | Quản trị logistics kinh doanh Business logistics management | BLOG1511 | Tiếng Việt | 3 | 36,18 | |
2.2 | Kiến thức ngành |
|
| 15 |
| |
2.2.1 | Các học phần bắt buộc |
|
| 9 |
| |
1 | Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế International Trade Operation Management | ITOM2531 | Tiếng Anh | 3 | 36,18 | |
2 | Đầu tư quốc tế International investment | FECO2631 | Tiếng Anh | 3 | 36,18 | |
3 | Thực hành nghề nghiệp kinh doanh quốc tế Professional Practice in International business | KDQT1461 | Tiếng Việt | 3 | 0,90 | |
2.2.2 | Các học phần tự chọn |
|
|
|
| |
| Chọn 6 TC trong các HP sau: |
|
| 6 |
| |
1 | Quản trị đa văn hóa Cross-culture management | ITOM2031 | Tiếng Anh | 3 | 36,18 | |
2 | Công ty đa quốc gia Multinational corporation | ITOM2311 | Tiếng Việt | 3 | 36,18 | |
3 | Quản trị tài chính 1 Financial Management 1 | FMGM0215 | Tiếng Anh | 3 | 36,18 | |
4 | Logistics quốc tế International Logistics | BLOG3051 | Tiếng Việt | 3 | 36,18 | |
2.3 | Kiến thức chuyên ngành |
|
| 15 |
| |
1 | Quản trị vận chuyển hàng hóa quốc tế International Transportation Management | ITOM2411 | Tiếng Việt | 3 | 36,18 | |
2 | Nghiệp vụ hải quan Customs practice | ITOM1721 | Tiếng Việt | 3 | 36,18 | |
3 | Đàm phán thương mại quốc tế International trade negotiation | ITOM2231 | Tiếng Anh | 3 | 36,18 | |
4 | Quản lý chuỗi cung ứng Supply chain management | BLOG3331 | Tiếng Anh | 3 | 36,18 | |
5 | Thực hành nghề nghiệp thương mại quốc tế Professional Practice in International Trade | KDQT1561 | Tiếng Việt | 3 |
0,90 | |
2.4 | Thực tập nghề nghiệp và làm tốt nghiệp khóa học |
|
| 10 |
| |
1 | Thực tập và viết Báo cáo dự án nhóm | REPE2311 | Tiếng Việt | 3 | 0,90 | |
2 | Thưc tập và viết Luận văn tốt nghiệp | LVVE2411 | Tiếng Việt | 7 | 0,210 | |
Ghi chú: Tổng số tín chỉ tích lũy tối thiểu toàn khóa học: 131 tín chỉ bao gồm 120 tín chỉ học tập và tốt nghiệp (trong đó có 96 tín chỉ học phần bắt buộc (80%), 24 tín chỉ học phần tự chọn (20%) và 11 tín chỉ giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng an ninh. Trong 83 tín chỉ kiến thức chuyên nghiệp có 36 tín chỉ (chiếm 43,4%) trong tổng số tín chỉ Khối kiến thức Giáo dục chuyên nghiệp. |
CƠ HỘI VIỆC LÀM
Tại các doanh nghiệp
- Nhân viên phát triển sản phẩm, dịch vụ xuất nhập khẩu;
- Nhân viên nghiên cứu thị trường quốc tế, phát triển thị trường, tìm kiếm đối tác cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp;
- Nhân viên lập phương án kinh doanh xuất nhập khẩu
- Nhân viên/quản lý tại các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu hàng hoá, thực thiện giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại quốc tế; tổ chức thực hiện hợp đồng xuất/ nhập khẩu;
- Nhân viên xúc tiến thương mại, xúc tiến xuất khẩu;
- Nhân viên phát triển mạng lưới phân phối xuất, nhập khẩu;
- Nhân viên chứng từ, kho vận tại doanh nghiệp quốc tế
- Nhân viên về thanh toán quốc tế, tài chính quốc tế tại các doanh nghiệp TMQT
- Nhân viên/quản lý tại bộ phận thanh toán quốc tế cho hàng hoá xuất, nhập khẩu của các ngân hàng;
- Nhân viên/quản lý tại bộ phận quản lý và điều hành các hệ thống kho vận, vật tư, giao nhận, vận chuyển của các đơn vị cung ứng dịch vụ logistics;
- Nhân viên/quản lý tại bộ phận làm thủ tục bảo hiểm và thanh toán bảo hiểm cho cho hàng hoá xuất, nhập khẩu của các đơn vị bảo hiểm;
- Tự khởi nghiệp và tư vấn khởi nghiệp trong lĩnh vực xuất – nhập khẩu, logistics và chuối cung ứng;
Tại các cơ quan Bộ, ngành
- Chuyên viên các văn phòng đại diện thương mại của nước ngoài tại Việt Nam, cơ quan ngoại giao, cơ quan thương mại của Việt Nam ở nước ngoài;
- Chuyên viên/quản lý tại bộ phận kê khai hải quan và thuế cho hàng hoá xuất, nhập khẩu của các cơ quan hải quan và thuế;
- Chuyên viên nghiên cứu, hoạch định chính sách thương mại quốc tế tại các cơ quan quản lý Nhà nước như sở Công thương, Tổng cục/ Cục Hải quan,…
Tại các cơ sở nghiên cứu, giảng dạy
- Giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu về lĩnh vực thương mại quốc tế.
- Có khả năng tự nghiên cứu chuyển đổi nhanh để làm việc được ở các bộ phận thuộc chức năng, quá trình quản trị kinh doanh khác (quản trị nhân lực, quản trị tác nghiệp, quản trị tài chính kinh doanh…) ở các doanh nghiệp.
Các loại hình tổ chức và doanh nghiệp có khả năng và cơ hội làm việc phù hợp
- Các loại hình doanh nghiệp thương mại, đầu tư và sở hữu trí tuệ có hoạt động thương mại quốc tế;
- Các loại hình doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh có hoạt động thương mại quốc tế;
- Các bộ phận nghiên cứu, giảng dạy kinh doanh quốc tế ở các tổ chức kinh tế, tổ chức phi lợi nhuận, các viện nghiên cứu, các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học;
- Các bộ phận có liên quan đến quản lý thị trường và quản lý hoạt động thương mại quốc tế ở các cơ quan quản lý nhà nước các cấp.