Chương trình đào tạo
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO | |
Chương trình đào tạo: | Quản trị thương hiệu(Chương trình định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế) Brand Management (International Profession Oriented Program) |
Trình độ đào tạo: | Đại học |
Ngành đào tạo: | Marketing |
Mã ngành: | 7340115 |
Chuyên ngành đào tạo: | Quản trị thương hiệu |
Ngôn ngữ đào tạo: | Tiếng Việt và Tiếng Anh |
Chương trình đào tạo (CTĐT) Quản trị thương hiệu định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế (IPOP) của Trường Đại học Thương mại (ĐHTM) là chương trình định hướng nghề nghiệp. Người học tốt nghiệp có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế, là cầu nối với các đối tác trong và ngoài nước, đáp ứng nhu cầu xã hội về nguồn nhân lực có trình độ đại học giỏi về chuyên môn và giao tiếp và làm việc được bằng tiếng Anh; vận dụng kiến thức nguyên lý và quy luật, kiến thức liên ngành trong kinh tế, kinh doanh và quản lý, vận dụng sáng tạo các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp marketing và quản trị thương hiệu để nhận dạng và giải quyết các vấn đề về quản trị thương hiệu và marketing, trong môi trường kinh doanh luôn biến động và sự phát triển mạnh mẽ của môi trường số và kinh tế tri thức, theo hướng bền vững. |
MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Mục tiêu chung:
Chương trình đào tạo (CTĐT) Quản trị thương hiệu định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế (IPOP) của Trường Đại học Thương mại (ĐHTM) là chương trình định hướng nghề nghiệp.
CTĐT này có mục tiêu là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có sức khỏe tốt, có trách nhiệm, tự học và học tập suốt đời. Những người học tốt nghiệp có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế, là cầu nối với các đối tác trong và ngoài nước, đáp ứng nhu cầu xã hội về nguồn nhân lực có trình độ đại học giỏi về chuyên môn và giao tiếp và làm việc được bằng tiếng Anh; vận dụng kiến thức nguyên lý và quy luật, kiến thức liên ngành trong kinh tế, kinh doanh và quản lý, vận dụng sáng tạo các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp marketing và quản trị thương hiệu để nhận dạng và giải quyết các vấn đề về quản trị thương hiệu và marketing, trong môi trường kinh doanh luôn biến động và sự phát triển mạnh mẽ của môi trường số và kinh tế tri thức, theo hướng bền vững.
Mục tiêu cụ thể:
CTĐT Quản trị thương hiệu IPOP nhằm mục tiêu cụ thể là đào tạo người học vận dụng sáng tạo được kiến thức đại cương, kiến thức kinh tế, quản lý, kinh doanh và thương mại vào trong công việc.
Người học tốt nghiệp vận dụng sáng tạo kiến thức lý thuyết và thực tiễn và các kỹ năng của ngành Marketing và chuyên ngành Quản trị thương hiệu, thực hiện vận dụng và thực hành sáng tạo các kiến thức và kỹ năng căn bản, cập nhật và phát triển của nghề marketing và quản trị thương hiệu trong môi trường làm việc có yếu tố quốc tế .
Người học tốt nghiệp vận dụng sáng tạo kiến thức lý thuyết và thực tiễn của chuyên ngành Marketing, biết thực hành chính xác các kỹ năng chuyên sâu của chuyên ngành Quản trị thương hiệu, có năng lực làm việc tốt, có năng lực nhận dạng và giải quyết các vấn đề marketing và quản trị thương hiệu, vận dụng sáng tạo các kiến thức và kỹ năng về nghiên cứu marketing, lập kế hoạch marketing, kế hoạch chiến lược marketing, tổ chức thực hiện, đánh giá và kiểm soát các quá trình marketing và thương hiệu trong môi trường kinh doanh luôn biến động và sự phát triển mạnh mẽ của môi trường số và kinh tế tri thức, theo hướng bền vững. Người học tốt nghiệp CTĐT Quản trị thương hiệu IPOP có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh trong giao tiếp và công việc chuyên môn marketing và thương hiệu.
CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Yêu cầu về kiến thức
(PLO1): Vận dụng các kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp luật, kiến thức liên ngành trong xu thế chuyển đổi số và ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
(PLO2): Vận dụng sáng tạo các kiến thức nguyên lý, quy luật, lý luận và thực tiễn của tự nhiên, xã hội, kinh tế, chính trị Việt Nam và thế giới vào hoạt động kinh doanh và marketing của doanh nghiệp/ tổ chức trong và ngoài nước; Vận dụng sáng tạo các kiến thức lập kế hoạch marketing, kế hoạch marketing thương hiệu trong môi trường có yếu tố nước ngoài.
(PLO3): Vận dụng sáng tạo các kiến thức về quản trị hoạt động nghiên cứu marketing, phân tích marketing và thương hiệu, và giải quyết các vấn đề của marketing và quản trị thương hiệu trong môi trường có yếu tố nước ngoài;
Yêu cầu về kỹ năng
Yêu cầu về mức độ tự chủ và trách nhiệm
(PLO4): Thực hiện được chính xác các kỹ năng lập và kiểm soát chiến lược marketing sản phẩm và thương hiệu;
(PLO5): Thực hiện được chính xác các kỹ năng quản trị từng thành tố marketing mix;
(PLO6): Thực hiện được chính xác các kỹ năng quản trị thương hiệu; bảo vệ và phát triển thương hiệu; xây dựng chiến lược thương hiệu; đánh giá, phát triển, khai thác tài sản thương hiệu;
(PLO7): Thực hiện được chính xác các kỹ năng tổ chức và quản lý, thực hiện theo nhiệm vụ được phân công; làm việc nhóm; lập báo cáo, trình diễn vấn đề; kỹ năng giao tiếp và truyền thông.
Mức độ tự chủ và trách nhiệm
(PLO8): Đáp ứng được năng lực phân tích, lập kế hoạch, đánh giá có tính phản biện và đa chiều, dẫn dắt, điều phối về nghiệp vụ, các hoạt động chuyên môn của cá nhân, nhóm, của đơn vị;
(PLO9): Đáp ứng được năng lực tự học tập suốt đời, năng lực cập nhật kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, năng lực thích ứng, cải tiến, đổi mới sáng tạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao;
(PLO10): Đáp ứng được ý thức vượt khó, phấn đấu vươn lên trong học tập, trong thực hiện các nhiệm vụ, có tinh thần khởi nghiệp;
(PLO11: Đáp ứng được ý thức và thực hiện nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế, và các qui định, ý thức tích cực tham gia các hoạt động tập thể hoặc ngoại khóa.
Yêu cầu về ngoại ngữ và tin học
(PLO12): Đạt chuẩn tiếng Anh trình độ bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam theo Quy định chuẩn đầu ra Tiếng Anh đối với sinh viên chương trình định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế trình độ đại học của Trường Đại học Thương mại.
(PLO13): Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo Quy định về yêu cầu chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin đối với sinh viên trình độ đại học của Trường Đại học Thương mại.
CƠ HỘI VIỆC LÀM
Người học tốt nghiệp CTĐT Quản trị thương hiệu IPOP có khả năng làm việc tốt ở các vị trí công việc là nhân viên, chuyên viên hay nhà quản trị marketing và thương hiệu hoặc ở các bộ phận có liên quan đến hoạt động marketing, thị trường, khách hàng, thương hiệu và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong và ngoài nước và trong môi trường có yếu tố nước ngoài, cụ thể lộ trình nghề nghiệp sẽ phát triển từ nhân viên, chuyên viên, đến chuyên gia hoặc nhà quản trị marketing cấp thấp, cấp trung và cấp cao.
Người học sau khi tốt nghiệp CTĐT Quản trị thương hiệu IPOP có khả năng làm việc ở các đơn vị trong và ngoài nước kinh doanh hoặc cung ứng dịch vụ và tư vấn về marketing, quản trị thương hiệu, truyền thông marketing, và nghiên cứu marketing và thương hiệu, truyền thông marketing, và nghiên cứu marketing hoặc các đơn vị nhà nước hoặc phi chính phủ. Cụ thể như:
- Các loại hình doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, đặc biệt là các doanh nghiệp có kinh doanh thương mại như: các đơn vị có kinh doanh bán hàng truyền thống và hiện đại và có thương hiệu, ngân hàng và các tổ chức tài chính, bệnh viện và các cơ sở chăm sóc sức khỏe và y tế, các công ty dược, các sở công thương, các đơn vị xúc tiến thương mại, các đơn vị nghiên cứu thị trường, các trường và các tổ chức đào tạo, các viện nghiên cứu, các đơn vị đầu tư và sở hữu trí tuệ;
- Các loại hình doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh ở bộ phận quản trị và thương mại, thị trường, khách hàng, marketing, thương hiệu;
- Các đơn vị và doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ liên quan đến marketing và quản trị thương hiệu, thương hiệu, nghiên cứu marketing, truyền thông marketing....;
- Các tổ chức kinh tế, tổ chức phi lợi nhuận, các viện nghiên cứu, các trường trung học nghề, cao đẳng, đại học, các đơn vị đào tạo ở các bộ phận giảng dạy, nghiên cứu và phát triển, dịch vụ về marketing và thương hiệu... của các tổ chức và đơn vị này;
- Các tổ chức và đơn vị quản lý thị trường và thương mại ở các cơ quan quản lý nhà nước các cấp.
Các vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp: gồm chuyên viên, chuyên gia và phát triển thành nhà quản trị marketing, marketing, bán hàng, truyền thông marketing, quảng cáo, nghiên cứu và phân tích thị trường và khách hàng, quản trị tuyến sản phẩm hoặc nhãn hàng, quản trị kênh phân phối hoặc thị trường, quản trị bán hàng/dịch vụ khách hàng/ chăm sóc khách hàng, quản trị thương hiệu, phát triển thương hiệu, thiết kế nhận diện thương hiệu, truyền thông thương hiệu;
- Hơn nữa, người học tốt nghiệp có thể làm việc ở các bộ phận giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, viện nghiên cứu và tổ chức và đơn vị nghiên cứu thị trường và các tổ chức của chính phủ và phi chính phủ... có liên quan đến về thị trường, khách hàng, thương hiệu, marketing;
- Ngoài ra, người học tốt nghiệp có thể có khả năng tự nghiên cứu chuyển đổi nhanh để làm việc được ở các bộ phận thuộc chức năng, quá trình quản trị kinh doanh khác (quản trị nhân lực, quản trị tác nghiệp, quản trị tài chính kinh doanh, quản trị kinh doanh XNK, logistics......) ở các doanh nghiệp.